the notorious
snacky

<- Quay về trang chủ

Chuyện không đầu không đít (phần 4)

Lâu lắm rồi mới lại nghe một album mới của Bức Tường, bài cuối cùng mình nghe là Cơn mưa tháng 5, một bài hát nhiều ý nghĩa, thực sự không có ý chê bai nhưng chỉ có bản do anh Lập hát mới đầy đủ cảm xúc nhất, chắc vì nghe quen giọng.

Lúc mình bắt đầu nghe Bức Tường là khoảng 2004, khi mình một thân một mình đại diện cho trường tham dự một giải thi tin học, trước đó ít ngày thì đội tuyển tin học còn chưa hề tồn tại, vì thành viên cuối cùng của đội tuyển đã ra trường cách đó 2 năm. Chả hiểu mình nghe ai nói mà đã tự tìm tới gặp thầy chủ nhiệm của đội để xin đi thi, và được thầy cho đi luôn =))

Trong buổi lễ khai mạc, bài Khám phá được repeat hơn 100 lần, in fact, cả buổi lễ chỉ phát có mỗi bài đó. Thế là mình thành một rock fan nhưng cũng chỉ quanh quẩn nghe các band Việt và Linkin Park, mãi tới 2010 mới được một tiền bối khai sáng để đến với Manowar, Metallica, Nightwish :D

Quay trở lại với Bức Tường, khi album Con đường không tên vừa được ra mắt, mình đã nghe thử và thất vọng ghê gớm vì vốn đã quen với chất giọng trầm ấm của anh Lập, khi nghe thấy giọng rè rè của PAK thì mình chịu không nổi =)) và lại càng thất vọng vì phong cách nhạc quá mới của anh Tuấn Hùng, đến mức mình phải thốt lên: "Đèo mẹ cái này là Microwave chứ Tường nào".

Cho đến giờ, thì album này vẫn đang nằm trong top nghe nhiều nhất của mình Phải công nhận đây là một cú đổi mới tuyệt vời của Bức Tường dưới thời anh Tuấn Hùng, và bất kỳ một sự đổi mới nào đều sẽ vấp phải sự chống cự của những người vốn quen với sự quen thuộc, nhưng nếu chịu ngồi lại và lắng nghe, từng nốt, từng lời nó thật thấm biết bao. Lần đầu tiên mình thấy Rock Việt kết hợp với Rap, và nó thực sự rất chất, chứ không hề gượng gạo.


Nghe nói có một triết gia nào đó đã nói rằng: "It's all about trade offs", sự đánh đổi, nó tồn tài ở mọi nơi, trong mọi việc chúng ta đụng vào, trong mọi quyết định chúng ta đưa ra, thậm chí cả những thứ chúng ta ăn vào. Ok, có thể là ko có triết gia nào cả, chỉ là do mình google ra cái quote này thôi.

Bây giờ, hãy nói về chạy bộ, không phải mình lái, ai cũng biết mình lái rât tài nhưng đây không phải là lái, chẳng qua vì gần đây mình bắt đầu đam mê cái môn chạy bộ này.

Cũng từ rất lâu rồi, cái nhìn của mình về việc chạy bộ đó là vì sao nhiều người lại đam mê cái việc phải vắt chân lên cổ chạy hộc xì dầu, vừa thở hồng hộc vừa vã mồ hôi, chạy xong về nhà chân tay đau như lấy dao cắt như vậy? nghe cứ như là BDSM.

Đó là trade off đấy, không biết với những bạn có khả năng chạy 1 ngày 10, 15 km cảm thấy thế nào, nhưng với tấm thân mỏng manh 98 kg của mình hồi tháng 11 năm ngoái, lết nổi 3 km là cả một sự chịu đựng, nỗ lực, và đấu tranh nội tâm với chính bản thân, kiểu như:

00:00:35 Não: "Đ* má, dừng lại mày, đau chân quá" Mình: "Ráng tí, mới mỏi chân tí thôi mà"

00:00:40 Não: "Tao lạy mày, dừng lạiiiii!!!!" Mình: "Ráng thêm tí nữa, sắp được... 0.05km rồi"

00:20:00 Não: "Ê gần được 3k rồi mày" Mình: "Tao nói rồi, được như này up Strava mới không nhục"

Để rồi, thứ gì không giết được mình thì nó sẽ làm mình khoẻ hơn, theo thời gian thì việc chạy 3k không còn là một cuộc chiến nữa

Tự lượng sức mình, trong khi các bạn trong nhóm đặt mục tiêu chạy half marathon (21km), mục tiêu tiếp theo của mình sẽ là half-half marathon (10km)


Vẫn là chuyện chạy bộ, trade off còn xuất hiện trong chuyện chạy trên máy hay chạy ngoài đường.

Chạy trên máy (treadmill) có nhiều ưu điểm, ví dụ như mình có thể chủ động tập giờ nào cũng được, vì có máy tập ở nhà, mình không phải lo việc phải tiếp xúc với mọi người trong mùa COVID, tất nhiên, nắng mưa sẽ là việc của zời. Nhưng mà nó chán, chán cực kì, cảm giác cắm mặt vào tường và chạy thì thời gian nó trôi qua cực kì chậm, khi không có thứ gì để mắt và não có thể tập trung vào ngoài việc đeo tai nghe vào để nghe nhạc hoặc podcast, thì cảm giác mệt mỏi và nản chí sẽ dễ dàng xâm chiếm hơn. Chưa kể, chạy trên máy thì hiệu quả sẽ không bằng chạy thực tế ngoài đường, vì lực cản của gió, ma sát mặt đường sẽ không có, cơ thể không cần dùng quá nhiều sức bật cho chân để chạy.

Chạy trên đường khắc phục được những nhược điểm trên, khi bạn chạy, cảnh vật xung quanh tất nhiên là thay đổi, bạn có thể thoải mái tận hưởng thiên nhiên cây cỏ và hít thở không khí trong lành để thư giãn đầu óc, việc tiếp nhận được nhiều oxy ngoài trời hơn cũng giúp làm cho đầu óc minh mẫn hơn, khi chạy mình ở ngoài, mình cũng ít khi phải để ý giờ giấc hơn. Nhưng kéo theo đó là rất nhiều challenge, thứ nhất, mặt đường không hề bằng phẳng như mặt treadmill, nên bạn sẽ đối mặt với vấn đề địa hình thay đổi liên tục, không cẩn thận sẽ bị trật khớp, chấn thương, nhẹ thì cũng đối mặt với nguy cơ dẫm phải c*c chó , chưa hết, chạy ngoài đường mệt hơn chạy trên máy, lý do đã nói ở trên. Bây giờ là năm COVID thứ hai, chạy ngoài đường còn phải đeo thêm khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với những người không quen biết, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh (hoặc truyền thêm bệnh khác cho những người khác). À còn nữa, mình đã kể cho các bạn nghe chuyện bị chó dí khi chạy bộ chưa? Trời má, cái hàng rào nhà nó cao cũng 1.5m nhé, thế mà con bẹc-giê nó phi từ trong nhà ra ngoài hàng rào rồi nhảy tưng tưng, hơn 1/2 cơ thể nó vượt lên trên cái hàng rào, tất nhiên là mình sợ té đái, phải tót sang bên kia đường luôn.

Bởi thế, chạy máy hay chạy đường, it's all about trade offs.


Trade off còn xuất hiện trong chuyện viết lách nữa, cứ thử tưởng tượng đi, viết một bài viết nhăn cuội không đầu không đít như thế này với một bài viết dày đặc kĩ thuật cũng dài không kém, bài nào sẽ được đọc nhiều hơn? Việc bạn ngồi đọc tới tận đây cũng đủ để trả lời rồi

Thôi tán nhảm thế là đủ rồi, xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết phi kĩ thuật tiếp theo.