the notorious
snacky

<- Quay về trang chủ

Paper Review: Chuyện học khi "mê sảng"

Lâu ngày không viết thêm gì mới, hôm nay có chút thời gian ở công ty nên ngồi tìm hiểu mấy thứ linh tinh đã bookmark từ lâu, cái này thì chả có liên quan gì tới công nghệ cả, là lucid dream.

Lucid dream, là khi bạn ngủ mơ mà nhận biết đc là mình đang mơ, nhờ đó có thể điều khiển được giấc mơ theo ý muốn, và nhớ được những trải nghiệm trong giấc mơ khi thức dậy. Tức là chúng ta có khả năng học được những thứ mới khi đang ngủ, nếu chúng ta vào được lucid dream khi đi ngủ.

Để chứng minh cho điều này, người ta đã tiến hành một nghiên cứu trên một nhóm người để họ luyện kĩ năng "gõ ngón tay (finger tapping)", cụ thể, chia nhóm này ra các nhóm nhỏ hơn: Nhóm học trong mơ (Lucid Dream Practice - LDP), nhóm học bằng tưởng tượng (Mental Practice - MP), nhóm học thực tế (Physical Practice - PP) và nhóm không học cái vẹo gì cả.

Tiêu chí lựa chọn nhóm LDP là, góm hết những ai từng hoặc thường xuyên được trải nghiệm lucid dream lại. Tất cả những người tham gia thử nghiệm sẽ được hướng dẫn tập luyện finger tapping, sau đó dùng máy tính tại gia để kiểm tra sự tiến bộ của mình mỗi ngày, trước khi đi ngủ, và sau khi đi ngủ. Với nhóm LDP, ngay khi vừa nhận ra mình đang trong lucid dream, thì họ sẽ phải bắt tay vào luyện tập ngay, để cho công bằng, thì những người thuộc hai nhóm MP, PP cũng sẽ bị gọi dậy giữa đêm hôm để tập .

Và kết quả thực tế trên số liệu cho thấy cả 3 nhóm có học đều có kĩ năng gõ ngón tay (trên tay không thuận của mình) tăng lên sau thời gian luyện tập. Nhóm không học, tất nhiên không tăng skill. [1]

Vậy câu hỏi là làm sao để vào lucid dream? Hiện có rất nhiều kĩ thuật, nhưng chưa kĩ thuật nào được xác định là có khả năng giúp cho chúng ta vào lucid dream 100% liên tục cả, nhưng cũng rất đáng để tìm hiểu nếu có hứng. [2]

Đọc xong thì công nhận là mình cũng muốn thử học Haskell hay đọc thêm vài cái paper về Monad với Functional Programming trong lucid dream thiệt, nhưng ngặt cái là hình như trong đó chả có internet hay sách vở tài nguyên gì nên đành thôi vậy.

  1. Stumbrys, Tadas & Erlacher, Daniel & Schredl, Michael. (2016). Effectiveness of motor practice in lucid dreams: a comparison with physical and mental practice. Journal of Sports Sciences. 34. 27-34. 10.1080/02640414.2015.1030342.

  2. Tadas Stumbrys, Daniel Erlacher, Melanie Schädlich, Michael Schredl, Induction of lucid dreams: A systematic review of evidence, Consciousness and Cognition, Volume 21, Issue 3, 2012, Pages 1456-1475, ISSN 1053-8100, https://doi.org/10.1016/j.concog.2012.07.003.

Tags: paper